Chất PFAS trong hộp đựng thực phẩm có thể gây bệnh thận

[ad_1]

Thế giới có khoảng 850 triệu người bị bệnh thận, riêng Mỹ đến 30 triệu người bệnh, gấp đôi số bệnh nhân tiểu đường và gấp 20 lần số người bệnh ung thư. Phần lớn bệnh nhân thận phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi đã suy thận nặng. Xét nghiệm đơn giản nhất giúp phát hiện sớm bệnh thận là tổng phân tích nước tiểu.

Tuần lễ Thận học ở Mỹ tháng 11 công bố kết quả nghiên cứu hợp chất polyfluoroalkyl (PFAS) có trong môi trường sống bị ô nhiễm gây hại cho thận, nhất là ở trẻ em. Đây là các hợp chất không phân hủy sinh học được dùng để nhuộm, bôi trơn trong các sản phẩm tiêu dùng như dệt may, giấy, đóng gói thực phẩm. PFAS được sản xuất và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp trên toàn cầu từ những năm 1940. Hợp chất này rất bền trong môi trường và cơ thể người, không bị phá vỡ và tích lũy theo thời gian.

PFAS có mặt trong các sản phẩm gia dụng như vải không thấm nước, chất liệu không dính như teflon, chất đánh bóng, sáp, sơn, sản phẩm làm sạch, hàng tiêu dùng như đồ nấu nướng, hộp đựng thực phẩm và thuốc chống vết bẩn… PFAS cũng có trong nước uống ở những khu vực gần nhà máy, bãi rác, nhà máy xử lý nước thải…

Hoá chất PFAS có trong nhiều hộp đựng thức ăn nhanh. Ảnh: Web MD.

Hoá chất PFAS thường có trong nhiều hộp đựng giấy thức ăn nhanh. Ảnh: Web MD.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy PFAS ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây bệnh lý ung thư, bệnh lý tuyến giáp, tăng cholesterol máu, tác dụng trên hệ miễn dịch và trẻ sơ sinh bị nhẹ cân. 

Thận là cơ quan rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, nhất với các độc chất từ môi trường. Các chất này đi vào dòng máu và được lọc qua thận. Các nhà khoa học phát hiện có mối liên hệ chặt chẽ giữa PFAS và các bệnh lý thận như suy giảm độ lọc cầu thận, tổn thương ống thận và ung thư thận. Trẻ em dễ bị tổn thương thận do PFAS hơn so với người lớn.

Một số lưu ý để dự phòng bệnh thận do PFAS:

– Giữ gìn sạch sẽ môi trường sống, không thải các chất độc hại dùng trong công nghiệp, nông nghiệp chưa qua xử lý vào môi trường.

– Kiểm soát chặt chẽ hàm lượng PFAS trong nước sinh hoạt, đặc biệt là ở những khu vực khai thác nước gần nhà máy sản xuất, bãi rác, nhà máy xử lý nước thải. 

– Ngưng sản xuất và kiểm soát việc sử dụng hóa chất PFAS trong công nghiệp, nông nghiệp.

– Xem kỹ nguồn gốc sản xuất của sản phẩm, bao bì đóng gói. Hạn chế sử dụng sản phẩm có thể chứa hóa chất PFAS như thực phẩm đóng gói, các loại vải không thấm nước, các đồ dùng không dính như teflon, chất đánh bóng, sáp, các loại sơn…

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bách
Trưởng Khoa Thận học – Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất TP HCM

[ad_2]
Source link

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *