Cô gái bị bỏng 90% cơ thể vì dị ứng với thuốc kháng sinh

[ad_1]

Cô gái 29 tuổi bị bỏng đến 90% cơ thể sau khi uống vài viên kháng sinh thông dụng để trị viêm amidan.

Theo báo Người lao động, cô gái Camille Lagier (đến từ Avignon, Pháp) quyết định chia sẻ câu chuyện của mình với báo giới để cảnh báo về mối nguy đến từ những viên thuốc kháng sinh tưởng chừng vô hại.

Sự việc bắt đầu xảy ra từ tháng 9/2017, cô bị viêm amidan và đã uống vài viên kháng sinh amoxicillin – một loại trong nhóm kháng sinh penicillin cực kỳ thông dụng. Sau đó cô sớm thấy da trở nên ngứa ngáy và nổi các vết đỏ trên lưng. Cô cố gắng chịu đựng và mong nó sẽ hết, nhưng cơn ngứa ngày một không thể chịu nổi và bố mẹ Lagier đã đưa cô đến phòng cấp cứu.

Nhưng thay vì được trị ngứa, các bác sĩ nhanh chóng đẩy cô vào phòng chăm sóc đặc biệt thuộc đơn vị bỏng.

Largier được chẩn đoán hoại tử thượng bì nhiễm độc.

Theo VnExpress, trải qua năm ngày tại đơn vị chăm sóc đặc biệt bệnh viện Marseille, Largier được chẩn đoán hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), một rối loạn khiến da phồng rộp, bong tróc từng lớp. Theo bác sĩ bệnh viện Johns Hopkins, hoại tử thượng bì nhiễm độc thường do phản ứng với thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống co giật.

90% cơ thể bị bỏng cấp độ hai, Lagier phải quấn băng khắp người. Mắt cô cũng được chăm sóc đặc biệt bởi hoại tử thượng bì nhiễm độc có thể dẫn đến mù lòa. Căn bệnh còn ảnh hưởng đến miệng, lưỡi, bộ phận sinh dục cùng khí quản của Lagier khiến cô không thể nói chuyện suốt nhiều ngày. “Mỗi phút trôi qua đều như cực hình”, Lagier giãi bày.

Cô đã trải qua 3 tuần chăm sóc đặc biệt và rất nhiều ngày sau đó để các thương tổn trên da dần hồi phục. Đến nay, khắp người cô vẫn dày đặc những vết sẹo và cô đã phải trải qua một giai đoạn tâm lý hết sức khó khăn.

TEN là một hội chứng da liễu chết người và cực kỳ hiếm gặp, tỉ lệ chỉ khoảng 1-2 ca/1 triệu người, là một dạng phản ứng dị ứng nặng sau khi dùng thuốc. Nguy cơ mắc TEN tăng cao khi bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc nhưng không được quản lý tốt, không thông báo với bác sĩ trong những lần khám bệnh sau, lạm dụng – lạm kê – sử dụng không theo toa kháng sinh và các loại thuốc thuộc nhóm cần có toa khác…

Phong Linh (tổng hợp)

[ad_2]
Source link

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *